Số hiệu: | 4576/QĐ-BNN-TCCB | Loại văn bản: | Quyết định | |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Lê Quốc Doanh | |
Ngày ban hành: | 08/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 08/11/2017 | |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
(thuộc tính của Quyết định 4576/QĐ-BNN-TCCB )
YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Đối với việc biên soạn tài liệu
– Nội dung các chuyên đề được biên soạn phù hợp với nhiệm vụ của công chức, viên chức, người lao động mới được tuyển dụng làm công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong lực lượng kiểm lâm.
– Các chuyên đề lý thuyết tập trung vào cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, hệ thống tổ chức kiểm lâm, kiểm lâm địa bàn cấp xã và một số kỹ năng nghề nghiệp cơ bản.
– Tài liệu chuyên đề được biên soạn đơn giản và được mô hình hóa, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng vào thực tế, thiết kế theo cấu trúc “mở” cho phép giảng viên cập nhật thường xuyên các nội dung và tư liệu mới từ các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với thời điểm bồi dưỡng.
– Tài liệu phải cung cấp cho học viên các câu hỏi thảo luận, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận phải gắn với thực tiễn của kiểm lâm.
2. Đối với giảng dạy
a) Giảng viên
– Giảng viên tham gia giảng dạy cần có năng lực, bằng cấp và trình độ chuyên môn phù hợp, có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp; giảng viên do Tổng cục Lâm nghiệp cử/mời là các chuyên gia có kinh nghiệm và nghiệp vụ sư phạm.
b) Phương pháp giảng dạy
– Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên làm trung tâm, đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy;
– Sử dụng triệt để thời gian thảo luận, thực hành dành cho mỗi chuyên đề, có đúc rút bài học kinh nghiệm từ thực hành;
– Kết hợp giữa phương pháp thuyết trình của giảng viên, phân tích tình huống và thảo luận; tăng cường thực hành và giải quyết tình huống để học viên cùng thảo luận trên lớp.
c) Công tác chuẩn bị
– Chuẩn bị giáo án trước khi giảng dạy;
– Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến bài giảng;
– Đồ dùng giảng dạy: máy chiếu; máy tính xách tay; giấy A0, A4, bút dạ viết bảng, nam châm, bảng và các thiết bị phục vụ giảng dạy phù hợp với từng chuyên đề khác.
3. Yêu cầu đối với việc học tập của học viên
– Học tập, nghiên cứu tài liệu, giáo trình về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương.
– Học tập, nghiên cứu tài liệu, giáo trình về vị trí, chức trách, nhiệm vụ và những yêu cầu, hiểu biết đối với kiểm lâm.
– Tham gia đầy đủ, tích cực trong quá trình học, thảo luận trên lớp.
– Kết thúc khóa học, học viên tiếp thu, vận dụng các kiến thức, kỹ năng cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của Kiểm lâm.
ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP
– Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
– Đánh giá thông qua kết quả bài kiểm tra: Sau khi kết thúc học tập trên lớp và thảo luận, học viên làm bài kiểm tra trắc nghiệm, việc xếp loại học viên được thực hiện như sau:
– Đạt: Số câu trả lời đúng bằng hoặc trên 50% tổng số câu hỏi;
– Không đạt: Số câu trả lời đúng dưới 50% tổng số câu hỏi.
VIỆC CẤP CHỨNG CHỈ, CHỨNG NHẬN
Việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định của pháp luật
[embeddoc url=”https://asklaw.vn/wp-content/uploads/2019/10/4576.QD-BNN-TCCB.Asklaw.doc” text=”Download:Quyết định 4576/QĐ-BNN-TCCB ” viewer=”microsoft” ]